Bậc phụ huynh trẻ ít kinh nghiệm thường tỏ ra lo lắng khi bé nhà bỗng nhiên xuất hiện những dấu hiệu kỳ lạ, điển hình là triệu chứng hôi miệng. Trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì ? Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Bậc phụ huynh hãy đọc bài viết dưới đây xem bé nhà có mắc phải những thói quen không tốt gây hôi miệng dưới đây không nhé.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng ở trẻ em nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do vệ sinh răng miệng kém.
Vệ sinh răng miệng kém
Ở độ tuổi các bé thì việc tự giác vệ sinh răng miệng cho bản thân hầu như là không thể. Nếu bố mẹ không nhắc nhở hoặc giúp bé đánh răng, súc miệng thường xuyên hoặc có vệ sinh nhưng không đúng cách thì các cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng mà không trôi đi. Lâu ngày, những vi khuẩn bình thường sống trong miệng bé tương tác với những thức ăn đó và bắt đầu sinh ra mùi hôi khó chịu và làm hại rất nhiều đến men răng của bé.
tập cho bé thói quen đánh răng thường xuyên
Bé bị khô miệng
Nếu bé bị ngạt mũi và phải thở bằng miệng thì lúc đấy những vi khẩn ở trong môi tường có cơ hội vào trong miệng bé sinh sôi và phát triển.
Bé mắc bệnh về đường hô hấp
Nhiễm trùng xoang hay nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm tiểu phế quản cũng làm hơi thở bé có mùi. Nguyên nhân ít gặp hơn là nhiễm trùng ở họng do viêm họng hoặc viêm amiđan. Ngay cả khi amiđan không viêm thì các mảnh vụn thức ăn cũng có thể mắt kẹt ở đây, gây mùi cho hơi thở.
Thói quen mút của bé
Một số bé có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả… thì nguy cơ hôi miệng ở bé càng cao. Bởi vì lúc này các vi khuẩn từ ngón tay, ti giả có cơ hội vào miệng và làm hơi thở bé có mùi không mấy dễ chịu.
2. Một số phương pháp chữa bệnh hôi miệng
Vệ sinh răng miệng thường xuyên và có hiệu quả
Các bậc phụ huynh hãy tập cho bé có thói quen vệ sinh răng miệng: đánh răng, súc miệng một cách thường xuyên và có hiệu quả nhất (cho bé vệ sinh răng miệng sau khi thức dậy mỗi sáng, sau khi ăn, trước khi đi ngủ).
Đối với những trẻ nhỏ, chưa thể đánh răng thì bố mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước lau răng miệng cho bé. Bố mẹ chú ý làm nhẹ nhàng để bé không cảm thấy đau và có cảm giác khó chịu. Hiện nay có một số loại bàn chải đánh răng có thêm tác dụng chải lưỡi. Vì thế ta nên kết hợp cho bé sử dụng trong mỗi lần bé đánh răng.
>>Xem thêm: tại sao lại bị hôi miệng
vệ sinh răng miệng là giải pháp ngừa hôi miệng hiệu quả
Lựa chọn thức ăn phù hợp
Trong thực đơn của bé nên hạn chế một số gia vị gây mùi như hành, tỏi, cari… bởi chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng ở bé. Và cũng hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt, bởi đồ ngọt sẽ gây ra sâu răng, viêm lợi cho bé.
Kiểm tra răng miệng cho bé định kì
Chúng ta nên lập cho bé một thời gian biểu cho bé đi gặp nha sĩ, để việc bảo vệ răng miệng của bé được tốt hơn. Từ khi bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên thì trung bình cứ cách 6 tháng, bố mẹ nên cho bé đi khám răng một lần để kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh lý liên quan đến răng miệng.
3. Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hôi miệng
Mật ong và bột quế
Công thức: Cho 2 thìa nhỏ mật ong, 1 thìa bột quế pha vào nước ấm. Cho bé súc miệng vào buổi sáng và tối. Nước mật ong ngòn ngọt nên bé sẽ rất thích và nhờ có bột quế hơi thở của bé sẽ thơm tho hơn.
Tinh dầu cây tràm
Tinh dầu cây tràm có tính sát khuẩn cao giúp loại bỏ những vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Đồng thời, hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu tràm khiến hơi thở của bé thơm mát.
Cách dùng: Nhỏ một hoặc hai giọt tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng, chải răng cho bé hàng ngày. Bên cạnh đó, hỗn hợp tinh dầu tràm và nước cốt bạc hà là bài thuốc chữa bệnh hôi miệng nhanh chóng.
Quả chanh
Ít ai biết chanh cũng là một bài thuốc dùng để chữa trị hôi miệng rất hiệu quả. Bởi vì trong quả chanh có hàm lượng aixit cao, giúp làm sạch khoang miệng. Sử dụng dung dịch nước cốt chanh và mật ong uống hàng ngày để bé có hơi thở thơm mát. Hoặc có thể dùng nước cốt chanh và muối, pha với nước lọc nếu bé không chịu được độ chua của chanh và dùng làm nước súc miệng hàng ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét