Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Mọc răng khôn khi mang thai nhưng không gây đau đớn

Thưa bác sĩ Nha Khoa KIM, hiện tại em đang mang thai và phát hiện mình mọc răng khôn. Bác sĩ cho em hỏi là mọc răng khôn khi mang thai liệu có sao không? Răng khôn của em mọc không gây đau đớn gì cả nhưng em vẫn cảm thấy rất lo lắng, mong bác sĩ nhanh chóng trả lời cho em biết. (Như Quỳnh - Đồng Nai)

Chào bạn!
Rất cảm ơn vì bạn đã tin tưởng nha khoa KIM chúng tôi, vấn đề bị mọc răng khôn khi mang thai của bạn chúng tôi xin giải đáp cho bạn như sau:
– Răng khôn là răng mọc cuối cùng trong xương hàm và mọc tại thời điểm cấu trúc hàm đã phát triển ổn định, vào khoảng 18- 26 tuổi. Đó là lý do mà hầu hết răng khôn đều mọc kẹt, mọc ngầm vì răng khôn không còn chổ để mọc thẳng trên cung hàm. Biến chứng thường gặp ở răng khôn là viêm lợi trùm, viêm quanh thân răng, thức ăn hay mắc kẹt vào kẽ răng gây sâu răng 7 bên cạnh, gây ê nhức, hành sốt,..v.v…
Mọc răng khôn khi mang thai có sao không?

– Trong tình trạng của bạn Quỳnh có thể răng khôn của bạn đã bị mọc kẹt dưới xương hàm mới gây đau nhức như vậy. Theo các Bác sĩ nha khoa KIM thì hiện giờ bạn đang trong giai đoạn thai kỳ, nên việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh hay các tác động lên răng, nhất là răng khôn là không nên vì sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
– Bạn nên sắp xếp thời gian đến để Các Bác sĩ thăm khám và kiểm tra tổng quát tình trạng hiện giờ của bạn như thế nào và tư vấn cho bạn hướng điều trị tốt nhất! Trước mắt, bạn có thể áp dụng một số giải pháp  đơn giản ngay tại nhà dưới đây để chấm dứt những cơn đau răng khôn bất bợt:

* Nước muối ấm
– Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn giảm đau rất tốt, bạn có thể cho 1 muỗng muối vào một cốc nước muối ấm để súc miệng để súc miệng hàng ngày để sát khuẩn. Khi bị đau răng, bạn có thể súc nhiều hơn để mang lại hiệu quả tốt.
*Chườm đá lạnh
– Đá lạnh có tác dụng gây tê tạm thời và giảm sưng rất tốt, bạn nên lấy 1 ít đá bỏ vào khăn để chườm vào mặt, nơi bị sưng. Khi hơi đá lan tỏa, bạn sẽ cảm thấy tê tê tại vùng má cơn đau sẽ giảm từ từ đến khi hết hẳn.
* Tỏi
– Bạn có thể nhai một vài tép tỏi hay đập dập một tép tỏi và trộn với ít muối để đắp vào chổ răng đau khoảng 3-5 phút, và lặp lại khoảng 2 -3 lần nữa, bạn sẽ thấy cơn đau bị đẩy lùi đáng kể.
* Dưa chuột
– Bạn chỉ cần cắt vài lát dưa chuột để vào mặt răng, quanh nướu khoảng 30 phút, bạn sẽ thấy cơn đau răng dần dịu hẳn đấy.
    Bạn Quỳnh thân mến, trong giai đoạn mang thai do sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể nên phụ nữ trong giai đoạn này rất dễ mắc các bệnh về răng miệng nói chung. Vì vậy, bạn nên lưu ý trong việc chăm sóc răng hàng ngày, sau khi ăn xong nên chải răng hay súc miệng, sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn còn sót lại. Khám răng định kỳ trong giai đoạn mang thai rất cần thiết, sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Chúc bạn có một nụ cười khỏe mạnh. Chào bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét