Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Nguyên nhân gây ra răng hô và cách chữa hô hiệu quả

Thưa bác sĩ! Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi, con tôi 8 tuổi đang có dấu hiệu răng chìa hàm phía trên chìa ra trước, Gia đình tôi không ai bị hô, không biết nguyên nhân gây ra răng hô là gì. Cảm ơn bác sĩ ạ. (Bảo Anh - Bình Dương)


1. Giải đáp: Răng hô là gì?
— Răng hô là gì có phải giống như răng vẩu không là thắc mắc của những ai vẫn chưa hiểu rõ về răng hô. Răng hô là một cách gọi khác của răng vẩu, những chiếc răng cửa hàm trên nhô ra bên ngoài quá mức so với hàm dưới. Tình trạng răng bị hô do hướng mọc của các răng bị lệch không đúng phương thẳng đứng, cũng có thể do hàm trên phát triển dài hơn hàm dưới nên răng bị nhô ra.


Răng hô là gì?- Là răng hàm trên bị nhô ra ngoài quá mức so với hàm dưới.

— Nguyên nhân gây ra răng hô khác nhau có cách điều trị khác nhau. Hai nguyên nhân chính là do hàm và do răng, cũng có trường hợp do cả hàm và do cả răng. Do răng cần chỉnh răng, do hàm cần chỉnh lại hàm.
— Muốn biết được răng hô là răng như thế nào phải nhìn gương mặt trực diện và nhìn nghiêng rồi so sánh các tỷ lệ của khuôn mặt với tỷ lệ chuẩn. Nhìn bằng mắt thường khó xác định được một số trường hợp có bị răng hô hay không (trừ trường hợp hô nặng).

Bác sĩ nha khoa chụp chiếu xquang các góc của khuôn mặt và phân tích tỷ lệ khuôn mặt qua phần mềm 3D mới biết được chính xác hàm răng có bị hô và tình trạng răng hô ở mức độ nào.
2. Những tác hại gây ra bởi răng hô là gì?
— Những tác hại mà răng bị hô mang lại giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của một hàm răng chuẩn:

+ Răng hô ảnh hưởng tới thẩm mỹ của hàm răng và cả khuôn mặt, làm cho khuôn mặt bị thô, trông không gọn gàng, nụ cười trông không duyên, không đẹp. Nên nó gây ngại ngùng khi giao tiếp hoặc khi cười, thậm chí những trường hợp hô nặng khi thả lỏng cơ miệng hai môi cũng không thể khép lại được và không che được những răng nhô ra ngoài.


+ Răng hô ảnh hưởng tới việc ăn nhai bởi răng bị hô thường bị lệch luôn cả khớp cắn giữa hai hàm. Một số trường hợp răng bị hô do các răng mọc sai lệch chồng chéo lên nhau, xô đẩy răng cửa trước nhô ra nên khi cắn lực tác động không đều nhau làm cho răng bị yếu, dễ gãy. Khớp cắn không chuẩn nên việc nghiền thức ăn của răng không tốt, sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể bị ảnh hưởng, dạ dày làm việc quá mức có thể bị viêm, quai hàm phải chịu áp lực lớn gây mỏi khớp hàm thái dương, đau đầu.

+ Răng bị hô thường gây thương tổn tới nướu răng và dễ bị mắc các bệnh lý răng miệng. Răng nhô quá mức ra ngoài, khi khép hai hàm răng lại làm cho răng hàm dưới chạm vào quá mức trong mặt lưỡi của hàm trên.

+ Bị nhô quá mức ra ngoài nên khi bị chịu ngoại lực tác động một cách bất ngờ, răng cửa dễ tổn thương.

Từ những tác hại trên cho thấy cần biết những giải pháp điều trị răng hô là gì cụ thể để khắc phục những nguy cơ trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét