Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Có nên hàn răng sữa bị sâu cho trẻ hay không ?

Khi trẻ bị sâu răng sữa thì việc hàn răng sữa cho trẻ là cần thiết. Hàn răng giúp cho trẻ ăn nhai bình thường cho đến khi răng vĩnh viễn mọc lên và thay thế cho răng bị sâu.

Răng sữa đóng vai trò như thế nào?

Theo một quy luật tự nhiên thì từ tháng thứ 6-8 trở đi là trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên và cho đến năm 12 tuổi sẽ kết thúc quá trình thay răng.

- Thay hai răng cửa giữa: 6-7 tuổi

- Thay hai răng cửa bên cạnh: 7-8 tuổi

- Thay hai răng nanh: 9-12 tuổi

- Thay hai răng hàm đầu tiên: 9-11 tuổi

- Thay hai răng hàm thứ 2: 10-12 tuổi

Tuy nhiên, răng sữa có khả năng sâu cao hơn răng vĩnh viễn do thói quen của trẻ và việc vệ sinh răng miệng không tốt. Tuy nhiên, việc điều trị sâu răng sữa cho bé chưa được các cha mẹ thực sự quan tâm do tâm lý răng sữa không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn những trên thực tế thì nếu răng sữa bị sâu, đặc biệt lan xuống tủy thì nguy cơ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn là rất cao.

Răng sữa bị sâu không nên nhổ bỏ nếu không cần thiết


Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch. Ở trẻ em, nếu có răng sữa sâu vẫn nên hàn sớm để giữ răng đầy đủ trên hàm dù rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Răng sữa tuy không theo bé suốt đời nhưng vẫn là những chiếc răng có vai trờ quan trọng trong khoảng gần 10 năm đầu đời của trẻ. Vì thế giữ gìn cho răng sữa được khỏe mạnh, có thể thực hiện tốt chức năng ăn nhai là cần thiết. Với răng sữa bị thương tổn hay bệnh lý, việc khắc phục đều vô cùng cần thiết. Do đó, vấn đề răng sữa bị sâu có nên hàn không cần được bạn cân nhắc thật kỹ.

Khám răng trẻ em ở tphcm

Răng sữa bị sâu có nên hàn không hay là nhổ bỏ?

Răng sữa bị sâu có nên hàn răng không hay nhổ bỏ phụ thuộc vào tuổi răng thật cụ thể. Nếu răng sắp đến thời điểm rụng thì không cần thiết, nhưng nếu còn chưa đến lúc được thay răng thì cần phải cân nhắc.

Răng vĩnh viễn bên dưới khi mọc lên sẽ làm tiêu gốc răng sữa bên trên làm răng sữa lung lay và rụng đi. Hiện tượng tiêu chân răng ở răng sữa là hiện tượng sinh lý bình thường. Vì thế, việc nhổ bỏ răng sữa là không nên mà cần cố gắng phục hồi. Nhổ răng chỉ áp dụng khi răng sữa bị sâu quá nặng, viêm nhiễm gây đau đớn cho trẻ.

Răng sữa bị sâu nên hàn răng sữa cho trẻ em để phục hồi ăn nhai

Nếu răng sâu không chữa sẽ tiếp tục sâu nặng hơn gây viêm tủy, chết tủy, cần phải chữa tủy, nặng hơn có thể phải nhổ răng đi. Tuy nhiên, có những răng sữa bị sâu, thậm chí viêm, chết tủy nhưng răng đó đã đến thời điểm thay răng thì không cần hàn nữa mà có thể chờ để nhổ luôn

Nhưng khi răng còn có thể phục hồi thì cách nhẹ nhàng nhất chính là hàn răng sâu cho bé.

Sau khi hàn răng sữa sâu, bé có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường cho đến khi răng vĩnh viễn mọc lên và thay thế cho răng sữa bị sâu.

Răng sữa bị sâu nên hàn theo cách nào?

Khi răng sữa bị sâu thì cơ bản vẫn cần hàn răng lại để bảo tồn. Việc răng sữa bị sâu có nên hàn trám lại không hay là có thể nhổ luôn chỉ nên quyết định sau khi đã được bác sỹ thăm khám cụ thể tình trạng răng sâu và tuổi răng cụ thể như thế nào.

Trên thực tế, hàn trám là một thao tác khá đơn giản và không gây đau đớn nhiều cho trẻ nên bạn có thể đưa bé tới gặp nha sỹ nếu phát hiện thấy các biểu hiện sâu răng như hình thành lỗ sâu, đau nhức, ăn nhai kém.

Một ca hàn trám răng thường chỉ diễn ra trong vòng từ 15-20 phút, tuy nhiên nha sỹ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu trước để loại bỏ các mô răng bị bệnh và hạn chế những mầm mống vi khuẩn gây sâu răng trở lại. Thao tác trám nhẹ nhàng cùng thuốc gây tê cục bộ sẽ giúp cho bé cảm thấy thoải mái và không lo lắng.

Hàn răng sữa trẻ em giúp trẻ ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Vì vậy các bậc cha mẹ nên chú ý và quan tâm đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và có hướng điều trị thích hợp cho trẻ.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét