Răng sữa trên thực tế rất cần thiết cho sự nhai, nuôi dưỡng và phát triển cơ thể trẻ, nhổ răng sữa sớm sẽ có ảnh hưởng xấu đến chức năng này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì chỉ định nhổ răng sữa cần thiết phải thực hiện. Vậy khi nào thì cần thiết thực hiện nhổ răng sữa cho bé?
Có nên bảo tồn răng sữa hay không?
Răng sữa bắt đầu mọc trên xương hàm khi bé từ 6 tháng và đôi khi có thể hoàn tất khi trẻ được 9-10 tuổi. Tuy nhiên, quá trình thay răng sữa đôi khi cũng diễn ra song song với mọc răng vĩnh viễn.
Bảo tồn chính là nguyên tắc đầu tiên bạn cần hướng đến trước khi tính đến phương án nhổ bỏ răng bởi răng sữa có rất nhiều vai trò trên cung hàm, nó không đơn giản chỉ là những chiếc răng mọc đầu đời ở trẻ.
Lịch mọc răng và rụng răng của trẻ
Răng sữa hiện diện sẽ có tác dụng kích thích xương hàm phát triển đều đặn, có đủ chiều rộng để răng vĩnh viễn sau này mọc. Răng sữa cũng giúp cho bé ăn dặm và việc phát âm không bị ngọng.
Chỉ định nhổ răng sữa sớm có thể sẽ gây nên nhiều hệ lụy. Khi đó, xương hàm sẽ thiếu phát triển, các răng còn lại bị xô lệch, răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch vì thiếu chỗ. Thực tế, đã có khá nhiều trường hợp mầm răng vĩnh viễn khi mọc lên bị xô lệch, khấp khểnh. Điều này sẽ có tác động rất nhiều đến tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai của bệnh nhân.
Ngoài ra, với những chiếc răng sữa có lỗ sâu quá lớn, chân răng chỉ mới có thể tiêu một phần, việc nhổ các răng hàm sữa này có thể ôm các mầm răng vĩnh viễn, do đó nếu nhổ răng thì rất có thể là nhổ luôn mầm răng vĩnh viễn. Tốt nhất là chụp một phim X quang để xem xét, nếu có phải nhổ theo cách chia chân.
Khi nào cần thực hiện chỉ định nhổ răng sữa?
Về cơ bản thì bảo tồn vẫn là nguyên tắc bạn nên thực hiện. Ví như răng của bé bị sâu nhẹ hay sứt mẻ thì hoàn toàn có thể tiến hành hàn trám tạm thời thay vì nhổ răng. Thao tác trám đơn giản sẽ giúp bảo tồn răng thật, đảm bảo cho bé ăn nhai tốt trong vòng vài năm trước khi thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Răng sữa chỉ nhổ khi cần thiết
Chỉ định nhổ răng sữa chỉ tiến hành khi:
+ Răng sữa đến tuổi thay, lung lay nhiều hoặc chưa lung lay nhưng mầm răng vĩnh viễn đã mọc hoặc răng vĩnh viễn đã mọc trồi lên trên.
+ Những răng sữa bị nhiễm khuẩn ở chóp gốc răng, nên nhổ để tránh thiểu sản men cho mầm răng.
+ Nhổ những răng làm cản trở cho sự mọc lên của răng vĩnh viễn.
+ Nhổ những răng sữa bị tủy răng đã bị hoại tử, lâu ngày có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc cho vùng lân cận.
Các trường hợp nhổ răng sữa này cần có sự thăm khám và chỉ định cụ thể của nha sỹ mà chụp X-quang là một thao tác không thể bỏ qua nhằm xác định vị trí chân răng cũng như các răng vĩnh viễn như thế nào?
Chỉ định nhổ răng sữa thực hiện khi không thể bảo tồn răng
Kỹ thuật nhổ răng sữa thực hiện như thế nào?
Tại nha khoa KIM bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhổ răng sữa không đau và an toàn tuyệt đối với công nghệ mới.
Nếu thân răng tốt, chân răng tiêu, răng lung lay nhiều, nha sỹ sẽ tiến hành gây tê bằng thuốc tê dạng xịt hay dạng thuốc mỡ. Đây chính là thuốc giảm đau thế hệ mới giúp trẻ thoát khỏi nỗi ám ảnh đau nhức khi nhổ răng. Sau khi bôi tê quanh lợi (bằng mỡ lidocain 5%) rồi nhổ răng bằng kìm. Khi nhổ chú ý không bắt kìm hay thọc bẩy quá sâu, phải nhẹ nhàng, tránh làm sót chân răng.
Các thiết bị nhổ răng hiện đại chỉ tác động lên các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng nên hoàn toàn không làm tổn thương đến các mô mềm, cũng như là tổn hại tới xương ổ răng. Thao tác nhẹ nhàng, được thực hiện bởi các nha sỹ giàu kinh nghiệm sẽ giúp lấy răng ra một cách nhanh chóng mà không gây đau nhức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét