Có khá nhiều cha mẹ cho rằng răng sữa bị sâu không cần nhổ bỏ hoặc điều trị bởi nó sẽ tự rụng theo thời gian và sau này răng vĩnh viễn sẽ mọc đầy đủ lấp đầy chỗ răng trống. Vậy có nên nho rang sau cho tre hay để tự rụng theo thời gian.
1. Răng sâu có nên nhổ không ?
Đó là lý do tại sao nếu bé dưới 10 tuổi bị sâu răng quá mức thì nên nhổ bỏ để hạn chế những biến chứng sau này. Tất nhiên, không phải 100% răng sâu đều phải nhổ bỏ mà chỉ nhổ răng khi không thể bảo tồn mà thôi. Nếu răng chớm sâu thì bạn có thể đưa bé đến trung tâm nha khoa để hàn trám tạm thời. Độ bền trám răng có thể duy trì được vài năm cho đến khi răng sữa rụng và được thay bằng răng vĩnh viễn.
Cũng có một số trường hợp răng vĩnh viễn mọc lệch ra ngoài trong khi phần răng sữa vẫn tồn tại khi không tiêu xương răng. Khi đó, nha sỹ sẽ tiến hành nhổ răng sâu để đảm bảo cho răng vĩnh viễn mọc lên được thuận lợi mà không bị lệch lạc.
2. Cách nhổ răng cho trẻ em như thế nào?
Khi thấy răng sữa có dấu hiệu lung lay mà không do va đập thì tức là răng vĩnh viễn đang mọc lên bên dưới răng sữa. Lúc này, bạn có thể bắt đầu tác động vào răng để đẩy nhanh quá trình rụng răng. Hàng ngày, bạn dùng ngón trỏ có quấn băng gạc lung lay nhẹ chiếc răng. Thực hiện hàng ngày cách nhổ răng cho trẻ em như thế cho đến khi chiếc răng có độ lung lay lớn chỉ cần lực nhẹ cũng có thể làm răng rụng. Hoặc đôi khi, việc lung lay răng sữa cho bé chỉ nhằm đẩy nhanh quá trình tự rụng cho răng mà bạn không cần phải nhổ khi răng vĩnh viễn mọc lên kịp thời.
Chỉ nhổ răng sữa cho trẻ mà không được đụng đến răng vĩnh viễn
3. Những lưu ý khi sử dụng cách nhổ răng cho trẻ em
Trong khi lung lay răng cho bé, bạn nên rửa sạch tay. Ban đầu dùng lực nhẹ và tăng dần lực về sau, nhưng dù dùng lực ở mức độ nào cũng cần phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé. Trong cách nhổ răng cho trẻ emtuyệt đối không dùng chỉ buộc vào răng để nhổ khi chiếc răng lung lay chưa đủ lớn. Nếu bạn tự nhổ răng cho bé mà làm bé quá đau đớn có thể trở thành nỗi “ám ảnh” về sau, và trẻ sẽ không để bạn nhổ thêm bất cứ chiếc răng nào khác nữa
Sau mỗi lần lay răng bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối. Sau khi nhổ răng xong, bạn cho trẻ cắn bông gòn ngay để cầm máu, việc vệ sinh nên để lại sau vì lúc răng bị nhổ trẻ còn đau nhiều. Sau khi đã nhổ răng, bạn đừng quên cho trẻ súc miệng nước muối hàng ngày.
Nếu không tự tin với cách tự nhổ răng cho trẻ em thì nên đưa bé đến phòng nha
Bạn cũng nên chú ý đến vấn đề ăn uống cho trẻ trong thời gian này. Ngoài bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nên chú ý đến độ nóng lạnh, mềm cứng của thức ăn,…
Việc nhổ răng tại nhà cho trẻ cần được cân nhắc vì thực hiện không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bé. Không ít trường hợp nhổ răng khiến trẻ đau đớn. Có những trường hợp trẻ được đưa đến Nha khoa KIM trong tình trạng máu không cầm được và bị viêm nhiễm nặng.
Bởi vậy, tốt nhất để nhổ răng cho con bạn vẫn nên đưa đến phòng khám, dù là nhổ răng sữa. Chỉ bác sỹ mới biết phải làm gì với những chiếc răng cần nhổ của trẻ. Bởi trong khi nhổ răng có những tình huống phát sinh mà bạn khó có thể lường hết được. Đây cũng là dịp để bác sỹ có thể thăm khám đầy đủ tình hình mọc răng cho con bạn. Điều này được bác sỹ nha khoa KIM đặc biệt khuyến khích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét