Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Điều trị sâu răng hàm nặng

Sâu răng là một trong những bệnh về răng miệng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là sâu răng hàm. Sâu răng hàm không thể tư điều trị tại nhà mà cần phải có sự thăm khám của bác sĩ. Vậy bị sâu răng hàm nặng phải làm sao để chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu cho thấy răng hàm bị sâu nặng


Không khó khăn để nhận biết răng sâu, với răng hàm, các dấu hiệu càng đơn giản hơn, bằng mắt thường chúng ta hoàn toàn có thể xác định răng hàm có bị sâu hay không. Khi sâu răng hàm, bạn thường thấy vết đen bám trên rãnh mặt nhai hoặc trên bề mặt răng bất kỳ làm răng bị sâu đen. Một số triệu chứng khác thường gặp như răng ê đau khi nhai, ăn uống đồ cay, nóng, lạnh. Thậm chí, bạn còn cảm thấy răng hàm bị chối khi chải răng. Thỉnh thoảng răng hàm bị sâu có những cơn đau nhức khó chịu nhưng thường chỉ dữ dội khi tình trạng sâu răng quá nặng.

Răng hàm bị sâu nặng phải làm sao? – Các mức độ sâu răng hàm

Trên đây là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài có thể giúp bạn đặt nghi vấn: Răng bị sâu. Tuy nhiên, theo bác sỹ Nha khoa KIM, lúc bạn có thể nhận biết răng sâu bằng các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thì có nghĩa tình trạng răng sâu đã lâu và không còn nhẹ như bạn tưởng. Vì sâu răng thường phát triển dưới bề mặt răng, phá hủy men răng bên trong mà bề mặt răng bên ngoài vẫn còn nguyên vẹn. Lượng men răng này mất dần đi cho đến lúc bề mặt răng cũng bị phá vỡ thì khi đó bạn mới nhìn thấy sâu răng bằng mắt thường được. Và trong bất cứ trường hợp nào, nếu đã sâu răng bạn cần phải điều trị sớm.

Tự đối phó với răng hàm bị sâu nặng như thế nào?


Các nha sỹ khuyên rằng, tốt nhất bạn nên phòng bệnh sớm, không nên để phát triển thành sâu răng mới có biện pháp tác động. Nhưng nếu đã thấy có dấu hiệu răng sâu nặng thì cần phải ngay lập tức có phương án để xử lý. Vậy răng bị sâu phải làm sao?

Trước hết, bạn phải chú ý đến vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày. Nếu bình thường bạn vẫn chải răng đầy đủ thì hãy chú ý hơn đến cách chải đã đúng hay chưa, đã sử dụng cách nào để lấy hết mảng bám sau ăn chưa. Bạn có thể bổ sung thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng hay các dụng cụ nha khoa làm sạch răng chuyên dùng.

Chú ý bổ sung thêm Fluor bằng việc sử dụng các sản phẩm có chứa nồng độ Fluor thích hợp có trong nước uống, nước súc miệng, kem đánh răng,…Chế độ ăn hàng ngày cũng rất quan trọng, nên hạn chế thức ăn quá nhiều bột, đường, tăng cường rau xanh để hỗ trợ làm sạch mảng bám trong các bữa ăn.

Những lưu ý này tuy không chữa được sâu răng hàm, nhưng có thể hạn chế sự phát triển của răng sâu và ngừa sâu cho các răng còn lại.
Đến nha sỹ chữa sâu răng hàm

Đây là giải pháp duy nhất có thể giúp bạn điều trị khỏi sâu răng hàm hoặc để biết sâu răng hàm có nên nhổ hay không. Chỉ nha sỹ mới kiểm tra cho bạn được tình trạng sâu răng ở mức độ nào, chỉ cần chữa răng sâu hay buộc phải nhổ răng vì sự an toàn của cả khuôn miệng. Tại phòng khám, với các thiết bị nạo sâu răng chuyên dụng và kỹ thuật điều trị của bác sỹ răng sâu sẽ được chữa khỏi và hàn trám nhằm duy trì răng thật với chức năng ăn nhai tốt nhất.

Thông thường, sau khi nạo sạch vết sâu, nha sỹ sẽ tiến hành hàn răng hoặc bọc răng sứ để phục hình cho răng cũng như ngăn ngừa những tác động bên ngoài, đặc biệt là vi khuẩn lên răng đang bị bệnh.

Hàn trám răng tuy thao tác đơn giản và tiết kiệm chi phí nhưng độ bền không cao và đặc biệt đối với vết sâu nặng, thân răng bị vỡ mẻ nhiều thì hàn trám dễ bị bong bật. Khi đó, bọc răng sứ sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho bạn.

Răng hàm là răng ăn nhai quan trọng, mất một răng hàm có thể không làm nụ cười của bạn xấu xí đi, nhưng ăn nhai chắc chắn ảnh hưởng. Bác sỹ nha khoa KIM còn khuyến cáo, nếu mất răng dù là răng hàm hay răng ở bất cứ vị trí nào thì bạn đều có nguy cơ đối mặt với tình trạng tiêu xương hàm, răng xô lệch về lâu dài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét