Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Lý do răng trẻ mọc nhanh hay chậm

Răng mọc nhanh hay chậm vài tháng cũng là bình thường hoặc có thể do một số yếu tố không phải bệnh lý như trẻ sinh non, yếu; chế độ ăn của bé chưa hợp lý; chế độ ăn của mẹ kiêng khem quá nhiều...

Răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ bú mẹ (dưới 30 tháng), còn được gọi là răng tạm thời vì chúng chỉ ở với bé vài năm rồi được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy vậy, chúng lại có vai trò rất quan trọng đối với tiêu hóa, và sự phát triển hàm mặt.

Răng cửa giữa hàm dưới là chiếc răng đầu tiên trong đời bé, mọc khi bé được 6-8 tháng tuổi. Số lượng răng sữa đủ là 20 cái (10 cái hàm trên, 10 cái hàm dưới), khi bé được 24 – 30 tháng. Mỗi hàm gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 2 răng hàm lớn.


Nhổ răng sữa cho trẻ em khi nào là cần thiết?

- Theo đúng tiến trình mọc răng thì răng sữa đến lúc bị thay thế sẽ rụng đi theo một quy luật đặc biệt và răng vĩnh viễn sẽ trồi lên ở phía dưới chân răng. Tuy nhiên không phải lúc nào răng sữa cũng sẽ tự động rụng đi, có những chiếc răng sữa có dấu hiệu lung lay nhưng vẫn bám chắc vào hàm, khiến cho những chiếc răng vĩnh viễn không lên được, lúc này răng vĩnh viễn sẽ phải mọc trồi lên, lệch ra khỏi vị trí ấn định ban đâu, trường hợp này được gọi là “răng lòi xỉ”. Do đó, cần phải có những tác động từ bên ngoài để nhổ răng sữa đúng lúc, tránh tình trạng răng của bé sẽ mọc lệch lạc sau này.




Theo y học, độ tuổi thay răng sữa được chia thành các nhóm như sau:

- Hai răng cửa giữa: 6 – 7 tuổi.

- Hai răng cửa bên cạnh: 7 – 8 tuổi.

- Hai răng nanh: 9 – 12 tuổi.

- Hai răng hàm đầu tiên: 9 – 11 tuổi.

- Hai răng hàm thứ 2: 10 – 12 tuổi.

- Trong đó, thời điểm mọc thường là lúc 6 tuổi. Răng sữa đầu tiên rụng thường là răng cửa giữa, tiếp ngay sau đó thường là sự nhú lên của răng vĩnh viễn tương ứng ở vị trí răng sữa vừa rụng đi. Răng sữa cuối cùng thường là răng sữa số 5 rụng lúc khoảng 12 tuổi. Hàm răng vĩnh viễn của người trưởng thành có 32 răng.


- Cha mẹ nên nắm được quy luật thay răng ở trẻ em để biết phải xử lý như thế nào khi đến tuổi thay răng. Bên cạnh đó, bạn cũng phải có kế hoạch cho bé đi khám răng định kỳ nhằm để theo dõi được quá trình phát triển xương hàm cũng như thời điểm mọc răng của bé.

- Bác sĩ sẽ theo dõi tiến trình mọc răng, đặc biệt là lúc thay răng vĩnh viễn, nếu như có những tình huống răng sữa đến lúc thay vẫn không rụng đi thì bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời, đúng lúc nhằm tránh đi răng vĩnh viễn mọc không đều, sau này sẽ không phải tốn nhiều chi phí cho việc điều chỉnh răng.

Cha mẹ hãy cố gắng quan tâm đến tiến trình mọc răng của bé, đừng nhổ răng sữa quá sớm hoặc để quá trễ mới nhổ răng đều không tốt và gây những ảnh hưởng nhất định đối với răng miệng của bé. Nhổ răng sữa đúng lúc sẽ giúp cho trẻ có được một hàm răng khỏe đẹp về sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét