Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Hiện tượng bà bầu đánh răng bị chảy máu có gây nguy hiểm không?

Hiện tượng bà bầu đánh răng bi chảy máu đang khiến nhiều bà mẹ trở bên lo lắng, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc về chảy máu răng củng như cách chữa cho các bà bầu.

Theo các chuyên gia răng miệng thì khoảng 90% phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng chảy máu răng, sưng nướu răng gây đau đớn, ăn uống gặp không ít khó khăn. Ở những phụ nữ mang thai cơ thể có nhiều thay đổi đặc biệt là hoocmon sinh dục nữ và progestogen tăng nhiều, khiến mao mạch ở răng lợi phình to ra, gấp khúc và tính đàn hồi suy yếu. Nên xảy ra tình trạng ứ đọng máu và tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng lên gây chảy máu răng. Bệnh thường bắt đầu ở tháng thứ 2 và kéo dài cho đến tận cuối thai kỳ tháng thứ 7, thứ 8. Sau khi sinh thì các triệu chứng này sẽ từ từ kết thúc.

Cộng thêm sở thích ăn vặt, ăn thành nhiều bữa trong ngày mà vệ sinh răng miệng kém cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu răng khi mang thai.
Chảy máu răng khi mang bầu ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chảy máu chân răng trong trường hợp thai phụ không giữ vệ sinh răng miệng tốt, bệnh có thể chuyển biến thành sâu răng và viêm nha chu. Tính cho đến thời điểm hiện tại thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh triệu chứng chảy máu chân răng trong giai đoạn thai kỳ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. 
Chảy máu chân răng khi mang thai 1

Nhưng theo một số chuyên gia vẫn cho rằng tình trạng thai nhi nhẹ cân, sinh non cùng một số biến chứng khác đều có mối liên hệ với các bệnh về nướu răng.

Bị chảy máu răng khi mang thai phải làm sao ?

– Các mẹ cần phải tuân thủ việc chải răng ít nhất 2 lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ.

– Chỉ tơ nha khoa giúp bạn lấy sạch thức ăn ở kẽ răng. Nên súc miệng sau khi ăn để làm sạch khoang miệng, hạn chế sự tích tụ của các loại vi khuẩn gây chảy máu chân răng.

– Sử dụng loại bàn chải lông mềm để không gây tổn hại đến răng.

– Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch sát khuẩn dành cho mẹ bầu.

– Ngoài ra, định kỳ 6 tháng nên đến gặp nha sĩ để lấy cao răng nhằm loại bỏ những mảng bám ở chân răng vì đó là những ổ chứa vi trùng.

– Các mẹ cần bổ sung nhiều rau, củ, quả vào thực đơn hàng ngày cũng như bổ sung vitamin C, vitamin A cũng giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng.

Tình trạng bà bầu bị chảy máu chân răng không nên xem thường, tốt nhất bạn nên trực tiếp các địa chỉ nha khoa hoặc bệnh việc để thăm khám và có cách điều trị phù hợp nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét