Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Cần chú ý khi thấy tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ em

Thưa bác sĩ! Không biết tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không? Con tôi dạo gần đây hay bị chảy máu khiến tôi lo lắng rất nhiều. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi

Bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo chia sẻ từ các nha sĩ cho biết, bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em nguyên nhân chủ yếu là do viêm nướu, cụ thể đó là do vi khuẩn trên răng gây nên khi vệ sinh răng miệng không tốt. Vi khuẩn sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu. Ngoài ra, khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng.

Mặt khác, sự thiếu hụt vitamin C cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng. Vitamin C là thành phần quan trọng có tác dụng trong sự trưởng thành của các sợi collagen bởi quá trình hydroxy hóa lysin và prolin. Khi vitamin C không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành, thành mạch yếu dễ dẫn đến xuất huyết ở các mức độ khác nhau. Trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu.

>> Nguyen nhan dan den hoi mieng

>> Làm cách nào để hết hôi miệng

trẻ em bị chảy máu chân răng

Bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo như miêu tả của chị thì bé bị chảy máu chân răng trong khi đánh răng, nướu bị sưng đỏ nên rất có thể bé đang gặp phải tình trạng viêm nướu. Viêm nướu là một bệnh nguy hiểm, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng bị lung lay, với trẻ nhỏ chưa mọc đầy đủ răng thì chảy máu chân răng nguy cơ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này là rất cao.

Do đó, với thắc mắc bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không của chị, chắc hẳn câu trả lời là có. Bé nhà chị có những biểu hiện chảy máu chân răng, nướu bị sưng đỏ thì ngay lập tức chị nên đưa bé đến các phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, chị cũng nên lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé cho thật tốt, chải răng nhẹ nhàng, tránh đụng vào nướu răng gây chảy máu và làm tổn thương thêm nướu răng. Hoặc có thể dùng gạc sơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn, làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.

Đồng thời, bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C để hạn chế chảy máu chân răng, tăng cường hệ miễn nhiễm chống nhiễm trùng. Việc bổ sung đầy đủ vitamin sẽ giúp cho các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét