Nụ cười duyên dáng mang mọi người đến gần nhau hơn, giúp bạn luôn rạng rỡ và thu hút người đối diện. Nếu không may có nụ cười hở nướu, bạn sẽ luôn mất tự tin khi giao tiếp và ngại thể hiện bản thân.
>>Răng móm và cách chữa trị tối ưu
>>Kĩ thuật trị răng móm hiện đại
Một tuyệt tác nghệ thuật phải là một bức tranh đẹp và có khung tranh tương xứng. Răng và nướu cũng vậy. Một hàm răng đẹp cần có những chiếc răng đều, thẳng hàng, trắng sáng rạng rỡ và nướu răng cân xứng, hồng hào, khỏe mạnh. Việc kết hợp 2 yếu tố đó sẽ mang lại cho bạn nụ cười đẹp.
Điều trị cười hở nướu để có nụ cười tự nhiên, rạng rỡ rất phổ biến trong ngành nha khoa thẩm mỹ. Chỉ số thẩm mỹ răng miệng chỉ ra khoảng cách lý tưởng giữa đỉnh viền nướu (phần chạm với răng) tới vành môi trên khi cười tươi là khoảng từ một đến 3mm. Nếu khoảng cách này lớn hơn 3mm khi cười thì gọi là cười hở nướu (hay còn gọi là cười hở lợi). Đây là hiện tượng khá phổ biến và việc điều trị cười hở nướu cũng không quá phức tạp.
Nguyên nhân của cười hở nướu được chia thành các nhóm chính sau:
Do răng mọc không hoàn toàn: (chậm mọc răng thụ động) dẫn đến một phần răng bị nằm sâu vào trong nướu khiến thân răng còn ngắn.
Nướu (mô lợi) quá dày: hay nhiều do bẩm sinh hay do tác động của một số thuốc.
Đường vành môi bị đẩy lên quá cao khi cười: do trường lực cơ vành môi quá lớn khi cười.
Nguyên nhân về xương: xương hàm trên bị hô; xương ổ răng quá dày.
Cười hở nướu không phải nguyên nhân tiềm tàng gây bệnh lý nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý. Người gặp phải tình trạng này rất ngại cười hoặc khi cười phải lấy tay che.
Các phương pháp điều trị cười hở nướu
Do nhiều nguyên nhân nên để điều trị chính xác cần có sự thăm khám của bác sĩ răng hàm mặt có chuyên môn cao để đưa ra phương pháp phù hợp. Sau khi xác định được nguyên nhân, nha khoa thẩm mỹ sẽ can thiệp, điều trị trực tiếp để khắc phục các nguyên nhân này.
Các phương pháp tiến hành điều trị cười hở nướu bao gồm :
Dùng laser cắt nướu: cho trường hợp do mô nướu quá nhiều.
Phẫu thuật lùi xương hàm trên: trong trường hợp xương hàm trên bị hô.
Thay đổi vị trí môi khi cười bằng phương pháp tiểu phẫu: cắt và dời thắng môi, các thắng liên quan (nếu có) và giảm chiều cao niêm mạc vùng tiền đình hàm trên ở trường hợp do cường cơ môi.
Kết hợp phẫu thuật mô nướu và mài xương ổ răng: trong trường hợp do nhiều nguyên nhân.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định Veneers, răng sứ thẩm mỹ sau khi cắt nướu với các trường hợp: răng mọc lệch lạc, chen chúc; màu sắc răng không thẩm mỹ (răng sậm màu, răng nhiễm tetracycline..); hình dạng răng bất thường, không đẹp; răng có nhiều miếng trám cũ, lớn, bị đổi màu; răng bị mòn nhiều.
Một tuyệt tác nghệ thuật phải là một bức tranh đẹp và có khung tranh tương xứng. Răng và nướu cũng vậy. Một hàm răng đẹp cần có những chiếc răng đều, thẳng hàng, trắng sáng rạng rỡ và nướu răng cân xứng, hồng hào, khỏe mạnh. Việc kết hợp 2 yếu tố đó sẽ mang lại cho bạn nụ cười đẹp.
Nguyên nhân của cười hở nướu được chia thành các nhóm chính sau:
Do răng mọc không hoàn toàn: (chậm mọc răng thụ động) dẫn đến một phần răng bị nằm sâu vào trong nướu khiến thân răng còn ngắn.
Nướu (mô lợi) quá dày: hay nhiều do bẩm sinh hay do tác động của một số thuốc.
Đường vành môi bị đẩy lên quá cao khi cười: do trường lực cơ vành môi quá lớn khi cười.
Nguyên nhân về xương: xương hàm trên bị hô; xương ổ răng quá dày.
Cười hở nướu không phải nguyên nhân tiềm tàng gây bệnh lý nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý. Người gặp phải tình trạng này rất ngại cười hoặc khi cười phải lấy tay che.
Các phương pháp điều trị cười hở nướu
Do nhiều nguyên nhân nên để điều trị chính xác cần có sự thăm khám của bác sĩ răng hàm mặt có chuyên môn cao để đưa ra phương pháp phù hợp. Sau khi xác định được nguyên nhân, nha khoa thẩm mỹ sẽ can thiệp, điều trị trực tiếp để khắc phục các nguyên nhân này.
Các phương pháp tiến hành điều trị cười hở nướu bao gồm :
Dùng laser cắt nướu: cho trường hợp do mô nướu quá nhiều.
Phẫu thuật lùi xương hàm trên: trong trường hợp xương hàm trên bị hô.
Thay đổi vị trí môi khi cười bằng phương pháp tiểu phẫu: cắt và dời thắng môi, các thắng liên quan (nếu có) và giảm chiều cao niêm mạc vùng tiền đình hàm trên ở trường hợp do cường cơ môi.
Kết hợp phẫu thuật mô nướu và mài xương ổ răng: trong trường hợp do nhiều nguyên nhân.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định Veneers, răng sứ thẩm mỹ sau khi cắt nướu với các trường hợp: răng mọc lệch lạc, chen chúc; màu sắc răng không thẩm mỹ (răng sậm màu, răng nhiễm tetracycline..); hình dạng răng bất thường, không đẹp; răng có nhiều miếng trám cũ, lớn, bị đổi màu; răng bị mòn nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét