Tiếp theo phần 1 các tai nạn gãy vỡ xương hàm mặt khi nhổ răng. Ngoài gãy xương còn có thể bị chấn thương khớp cắn và phần mềm vùng miệng.
Xem thêm:
Trật khớp thái dương - hàm dưới.
Xảy ra khi dùng quá nhiều sức để nhổ răng hàm dưới mà bàn tay trái không nâng đỡ cằm bệnh nhân.
Bệnh nhân không thể ngậm miệng, miệng há không tự nhiên, không nuốt được nướt bọt. Nếu trật khớp cả hai bên thì hàm dưới đưa ra trước. Nếu trật một bên, hàm răng dưới bị đẩy về bên lành.
Xử trí : cần xử trí lập tức, để lâu càng khó sửa.
-Bệnh nhân được đặt ngồi trên ghế thấp, đầu thẳng (nhờ một người giữ chặt đầu người bệnh hoặc tựa thật vững).
-Người điều trị đứng trước mặt người bệnh, 2 chân kẹp 2 đầu gối bệnh nhân, 2 ngón tay cái quấn gạc đặt lên mặt nhai hàm dưới mỗi bên, những ngón còn lại giữ chặt xương hàm dưới nơi góc hàm.
Tai nạn gãy vỡ xương hàm khi nhổ răng ►Phần 2◄ |
-Ấn mạnh xương hàm từ trên xuống rồi đẩy ra sau và lên trên, người điều trị có một cảm giác xê dịch thình lình khi xương hàm trở về vị trí cũ.
-Nếu các cơ quá căng thẳng nên để nghỉ ngơi hoặc chà sát 2 bên xương hàm rồi làm lại.
-Khi khớp đã trở về vị trí nên buộc cố định hàm bằng vải vài giờ.
-Khuyên ăn thức ăn nhẹ, không há miệng lớn.
Nếu không chữa được phải chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Tổn thương phần mềm.
Rách lợi rìa ổ răng.
Do kẹp kìm sâu vào lợi khi nhổ R, một mảnh lợi rách theo.
Hoặc do nhổ răng không tách lợi. Mảnh lợi rách hoặc sước gây chảy máu nhiều.
Xử trí:
Mảnh lợi còn lắt lẻo ở rìa ổ răng phải cắt sạch để đỡ chảy máu và lành thương tốt.
Cầm máu bằng Oxy già 10 thể tích trong 10 - 15 phút.
Rách lưỡi, má..., sàn miệng hoặc vòm miệng.
Do sử dụng bẩy bị trượt. Nếu vết xước nhỏ thì không xử trí gì.
Vết rách sâu, dài phải khâu để tránh chảy máu và nhiễm khuẩn.
Phòng ngừa bằng cách sử dụng kìm và bẩy cẩn thận với điểm tựa vững chắc.
Tai nạn cho đường hô hấp và tiêu hóa.
Răng và miếng trám vỡ có thể bị trượt khỏi kìm lọt vào hầu, khí quản hay thực quản.
Vật lạ lọt vào đường hô hấp
Vật lạ lọt vào thanh quản thường gây ra cơn ho mạnh, nhờ thế vật lạ có thể ra ngoài
Nếu không, để đầu bệnh nhân nghiêng về một phía, thọc ngón tay vào miệng bệnh nhân dọc theo họng rồi vuốt ra
Nếu là trẻ em, cho người bệnh cúi xuống, vỗ mạnh về phía sau lưng đồng thời móc vào họng gây cơn ho, làm nhiều lần động tác trên
Nếu vật lạ lọt vào khí quản gây cơn ho dữ dội và có dấu hiệu nghẹt thở thì phải chuyển cấp cứu tai mũi họng ngay lập tức.
Nếu vật lạ rơi vào thực quản thì không có những triệu chứng trên, khuyên nên ăn nhiều rau dưa để đi tiêu ra ngoài.
Phòng ngừa:
Cặp kìm chính xác
Khi bẩy từ tốn, răng sắp rơi ra nên lấy kìm để bắt đừng để rơi vào miệng
Nhổ răng không nên để đầu bệnh nhân ngửa quá, nhất là trẻ em.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét