Nguy cơ mắc bệnh răng miệng cao ở bà bầu đến từ đâu?
Theo thống kê, phụ nữ mang thai là đối tượng mắc bệnh lý răng miệng cao nhất. Bởi trong thời kỳ thai nghén, thường các chị em rất ngại đánh răng vì mùi kem đánh răng có thể gây khó chịu, nôn mửa. Cũng vì lý do này mà hầu hết chị em đều vệ sinh răng miệng rất qua loa khiến mảng bám vẫn còn trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Thêm vào đó, thời gian mang thai là thời gian lượng hoocmon Estrogen và Progestorome tăng mạnh khiến lợi bị sưng đau, cao răng dễ dàng hình thành từ các mảng bám. Lượng canxi của bà bầu cũng bị thiếu hụt để cung cấp cho thai nhi nếu không được bổ sung đầy đủ. Từ đó làm cho nền răng yếu, vi khuẩn dễ xâm nhập.
Một số bà bầu nghén đồ ngọt cũng là nguyên nhân dẫn đến sâu răng chủ yếu. Sâu răng không những gây cho bạn đau nhức khiến khó khăn trong ăn uống mà sâu răng còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, thực tế đã có trường hợp bà bầu bị sâu răng đẻ non. Vì thế chữa sâu răng là điều bạn nên làm.
Hàn răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hàn răng là phương pháp mà bác sĩ sử dụng vật liệu nhân tạo để trám bít vào răng nhằm bảo vệ chiếc răng khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài.
Việc này không cần chụp Xquang cũng không cần dùng thuốc nên hàn răng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không thì câu trả lời là không. Khi mang thai bạn vẫn có thể thực hiện bình thường, chỉ cần lưu ý một chút về thời gian nên đi điều trị.
Khi đang mang thai ở tháng thứ 5 (giai đoạn từ 4-6 tháng) thì đây là thích hợp nhất để bạn có thể điều trị. Bởi lúc này thai nhi đã bám chắc vào thành dạ con và cũng chưa quá lớn, mẹ bầu vẫn đi lại được bình thường.
Còn hàn răng có ảnh hưởng đến thai nhi có thể là trường hợp mang thai 3 tháng đầu tiên, khi này tốt nhất các chị em nên kiêng kỵ là việc nặng, cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để con phát triển bình thường bởi thai nhi thời gian đầu chưa phát triển đầy đủ bộ phận trên cơ thể nguy cơ sảy thai cao nhất trong thời kỳ mang bầu.
3 tháng cuối cùng của thai kỳ thì khi này thai nhi lớn, mẹ bầu có thể gặp khó khăn trong việc đi lại và nếu nằm trên ghế nha khoa có lâu cơ thể sẽ đau nhức, khó chịu. Vì thế bác sĩ cũng khuyên không nên hàn răng trong thời gian này.
Vậy khi mang thai bạn vẫn có thể hàn răng chữa sâu răng bình thường, lưu ý nên đi khám nha sĩ càng sớm càng tốt tránh bệnh lý tiến triển nặng thành viêm tủy, áp xe răng, viêm chóp răng… thì việc chữa trị sẽ phức tạp hơn nhiều.
Để tìm hiểu thêm hàn răng có ảnh hưởng đến thai nhi không, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa KIM theo hotline 1900.6899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét